Đòi nợ thuê có hợp pháp
Đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không là một trong những vấn đề được tất cả mọi người quan tâm nhiều nhất với đơn giản rằng khi bạn cho con nợ mượn tiền thì họ không chịu trả thù năm tháng đã trôi đi, dù cho lá vàng trên cây đã rụng hết nhưng họ vẫn không muốn trả tiền cho bạn.
Người ta thường nói rằng thà mích lòng trước Đặng lòng sau, tình cảm rất dễ bị rạn nứt nếu như chúng ta đụng đến tiền.
Cho nên tốt nhất là đừng bao giờ cho ai mượn nợ dù là người thân của mình đi chăng nữa. Bởi chúng tôi chứng kiến rất nhiều cảnh là mượn nợ xong rồi không chịu trả Nếu trả thì sẽ mất lòng và không còn tình nghĩa với nhau nữa.
Những rủi ro khi nhờ dịch vụ đòi nợ thuê
Và có nhiều người chịu không được cho nên đã nhờ người đòi nợ thuê cho mình nhưng họ không biết rằng đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không Chúng ta cùng tìm hiểu và bài viết ngay sau đây để chúng tôi chia sẻ cho tất cả các bạn.
Đòi nợ thuê người ta thường nghĩ đến: các công ty đòi nợ hoặc thu hồi nợ hoặc theo kiểu là đòi nợ theo xã hội đen hoặc thuê Giang Hồ Đòi Nợ cho mình,…nếu như đòi nợ theo kiểu xã hội đen hoặc giang hồ thì sẽ bị xử lý về hình sự về tội cướp tài sản hoặc tội cướp cưỡng đoạt tài sản của người dân. Trước khi đòi nợ thuê thì chúng ta tránh hai hình thức này xa bạn nhé!
Xử lý tình huống trước khi cho mượn tiền
Trước hết khi cho mượn tiền thì bạn cần phải lập văn bản ký kết giữa hai bên để theo đúng quy định của pháp luật dân sự thì hai người phải hình thành hợp đồng vay tài sản.
Dù là thân cách mấy đi chăng nữa thì cũng phải ký hợp đồng vay tài sản để sau này Tránh trường hợp lật lọng. Theo Điều 474 Bộ luật dân sự, khi đến hạn, người vay tiền có nghĩa vụ trả lại cho bạn số tiền đã vay (tiền gốc và tiền lãi – nếu có thỏa thuận).
Đòi nợ theo quy định pháp luật
Tuy nhiên, theo thư của bạn, việc vay tiền lại được thực hiện dưới danh nghĩa “chung vốn làm ăn”. Do đó, việc đòi lại số tiền này có thể xảy ra một trong hai trường hợp:
– Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, ghi mục đích của việc giao tiền là góp vốn kinh doanh thì việc bạn rút vốn sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên (nếu có) hoặc theo quy định của pháp luật.
– Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mục đích của giao dịch này là “vay tiền” thì đây chỉ là giao dịch vay và cho vay thông thường (không phải là việc góp vốn làm ăn chung). Do vậy, việc thu hồi số tiền vay sẽ được tiến hành theo một trong hai phương thức sau đây:
Người vay mượn tiền có hành vị chiếm đoạt
Nếu người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Làm đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản
> Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người vay. Theo Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.
Nếu cơ quan điều tra xử lý người vay bằng biện pháp hình sự thì quá trình giải quyết vụ án sẽ giải quyết đồng thời việc bồi thường cho những người bị hại do hành vi phạm tội đó gây ra.
Quyền khởi kiện người vay ra tòa án
– Trường hợp người vay tiền không có dấu hiệu phạm tội, đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường, việc không trả được nợ đúng hạn là do làm ăn thua lỗ hoặc do các tác động khách quan khác…, bạn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án, đề nghị xử buộc trả lại tiền (cả gốc và lãi nếu có thỏa thuận).
Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho bạn thì những tài sản của người vay (nếu có) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho những người bị hại.
Nếu tài sản của người phải thi hành án đã được đem cầm cố, thế chấp để vay vốn ngân hàng thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ ưu tiên trả các khoản nợ có bảo đảm cho ngân hàng, khoản tiền còn thừa mới được trả nợ cho bạn và những người bị hại khác.
Đòi nợ theo kiểu xã hội đen
Lưu ý, bạn không được đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” vì đó là vi phạm pháp luật. Người tự mình đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” hoặc thuê “xã hội đen” đòi nợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản…
Đòi nợ theo cách này là không đúng chúng ta đang đòi nợ theo đúng pháp luật chứ không có vi phạm pháp luật các chủ nợ cần phải lưu ý cho mình.
Là công dân Việt Nam sống tại đất nước Việt Nam thì phải thực hiện theo đúng pháp luật và Việt Nam đã quy định để chúng ta căn cứ vào đó mà thực hiện. Vấn đề đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không thì hãy thực hiện theo lời của Thạc sĩ Luật sư Phạm Thanh Bình vừa nêu phía trên để giúp ích cho tất cả các bạn rất nhiều.
Chúng tôi Công ty thám tử Sài Gòn Hi vọng với bài viết chia sẻ này sẽ giúp ích cho tất cả các bạn đang có ý định đòi nợ và mướn người đòi nợ thuê cho mình nếu như con nợ không chịu trả tiền cho bạn.
Nguồn: Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình Vnexpress